Kiến thức kỹ năng
Mẫu CV ngành Xây dựng “được lòng” nhà tuyển dụng
“ Bạn là sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường và đang tìm kiếm công việc ngành Xây dựng phù hợp với bản thân? Bạn không định hướng cụ thể cần phải làm sao cho CV xin việc trở nên nổi bật, độc đáo?…” Đây luôn là chủ đề được nhiều bạn trẻ hiện nay quan tâm trong quá trình “săn” công việc. Cùng mình tìm hiểu cụ thể thì một mẫu CV ngành Xây dựng “được lòng” nhà tuyển dụng thì nên chú trọng đầu tư những gì bạn nhé!
Tìm hiểu đôi nét về CV xin việc ngành Xây dựng
CV xin việc thường được dịch là sơ yếu lý lịch nhưng bản chất cụ thể của CV là những thông tin bao gồm như mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, điểm mạnh điểm yếu,…của mỗi cá nhân. Chính vì thế mà CV xin việc ngành Xây dựng cũng không ngoại lệ.
CV xin việc ngành Xây dựng được các ứng viên sử dụng để ứng tuyển vào vị trí kỹ sư xây dựng tại các doanh nghiệp, công ty. Bên cạnh đó, CV xin việc là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho những ai đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm ngành xây dựng có thể tiến gần hơn với công việc mơ ước của bản thân.
Cách viết CV xin việc kỹ sư xây dựng nổi bật
1.Thông tin cá nhân
Chắn chắn khi viết CV xin việc kỹ sư Xây dựng thì hầu hết các ứng viên thường đưa thông tin cá nhân vào, không có gì đáng phải cân nhắc vì đây là mục rất quan trọng của một CV xin việc. Chủ yếu bạn nên trình bày mục này sao cho đơn giản và hợp xu hướng nhất có thể. Tuy nhiên, tránh cung cấp thông tin cá nhân quá cụ thể và “thừa thải”, gây thiếu chuyên nghiệp cho CV như chiều cao, cân nặng, cung hoàng đạo, sức khỏe,…
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Tuy nhiên để CV ngành Xây dựng của bạn nổi bật và “ghi điểm” với nhà tuyển dụng hay không đều do bạn khéo léo đặt mục tiêu nghề nghiệp của bản thân trong CV ra sao. Chẳng hạn như bạn có thể thể hiện tham vọng và ý chí tự xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực này ra sao.
Những mục tiêu này có thể là những dự định mà bạn đang hướng đến như tìm kiếm môi trường làm việc phù hợp với năng lực chuyên môn hay thăng tiến làm kỹ sư trưởng, chỉ huy công trình, giám đốc công trình,…Theo mình thì bạn nên viết khoảng 3 – 5 câu mang tính chất tích cực và có thể gây ấn tượng mạnh khi bắt đầu viết CV xin việc kỹ sư xây dựng mới ra trường.
3. Học vấn
Trình độ học vấn luôn được các nhà tuyển dụng chú trọng đọc và đánh giá để chọn lọc giữa các ứng viên với nhau. Vì thế, bạn nên nêu rõ chuyên ngành mình học và cơ sở đào tạo mình học ở trường nào. Mách nhỏ bạn có thể ghi rõ điểm trung bình hay xếp loại bằng cấp để “ghi điểm” với nhà tuyển dụng với tư cách là sinh viên mới ra trường.
4. Kinh nghiệm làm việc
Bất kỳ sinh viên học ngành Xây dựng nào cũng đều được đi thực tập, kiến tập để làm quen với các bản vẽ, thiết kế công trình, tính toán các thông số hay các dự án gần với thực tế nhất. Trong mục này, bạn nên liệt kê những gì mình được tham gia, sắp xếp rõ ràng ngắn gọn và logic để nhà tuyển dụng dễ hiểu khi đọc. Tránh viết những câu quá dài, lan man, không đúng nội dung.
5. Kỹ năng và Điểm mạnh
Đa phần khi được đào tạo để trở thành Kỹ sư xây dựng, các bạn sinh viên đều được rèn luyện cho bản thân những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Bên cạnh đó, nêu thêm những điểm mạnh cá nhân sẽ là những điểm cộng “ vàng” cho hồ sơ xin việc của bạn đấy.
Tóm lại, để có thể ứng tuyển vào vị trí trong ngành Xây dựng thì CV của bạn nên có nhiều điểm nổi bật hơn so với các ứng viên để có thể dễ dàng lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng. Ngay từ bây giờ hãy trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng thật tốt để không bỏ lỡ cơ hội việc làm nhé!
Pingback: Muốn trở thành Kỹ sư Xây dựng giỏi nên học trường nào?