Sinh viên ngành Xây dựng có đảm bảo được việc làm?

“Bạn đang lo lắng về khả năng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp trong ngành Xây dựng không? Là sinh viên ngành Xây dựng có đảm bảo được việc làm không?” Để giải đáp thắc mắc, hãy cùng mình tìm hiểu về điều này và tham khảo các cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Xây dựng.

sinh viên ngành Xây dựng có đảm bảo được việc làm
Bạn đang lo lắng về khả năng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp trong ngành Xây dựng không? Là sinh viên ngành Xây dựng có đảm bảo được việc làm không? (Ảnh minh họa)

Sơ lược về ngành Xây dựng

Ngành Xây dựng là các hoạt động liên quan đến thiết kế, xây dựng, bảo trì và sửa chữa các công trình xây dựng, từ nhà ở đến các cơ sở hạ tầng công cộng như đường cao tốc, cầu đường và các công trình thủy lợi, hệ thống điện nước,….Các công trình này không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân về nhà ở, trường học, bệnh viện và các công trình công cộng mà còn tạo ra nguồn thu nhập cho nhiều lao động.

Trong những năm gần đây, ngành xây dựng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và có nhiều nhu cầu mới, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà ở, cơ sở hạ tầng và giao thông. Chính vì điều này, ngành Xây dựng đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế và hạ tầng xã hội cho một quốc gia.

Thực trạng nguồn nhân lực ngành Xây dựng

Từ góc nhìn của nhiều nhà tuyển dụng hiện nay, nguồn nhân lực ngành Xây dựng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và “giữ chân” nhân lực với nhiều lý do như:

Thiếu hụt nhân lực chất lượng

Là ngành nghề đòi hỏi người lao động phải có kiến thức chuyên môn cao và kinh nghiệm chuyên sâu. Tuy nhiên, thực tế thì nhiều nhân sự lao động hiện nay không đáp ứng được yêu cầu này.

=> Xem thêm: Muốn trở thành Kỹ sư Xây dựng giỏi nên học trường nào?

Thiếu hụt nhân lực chất lượng
Là ngành nghề đòi hỏi người lao động phải có kiến thức chuyên môn cao và kinh nghiệm chuyên sâu. Tuy nhiên, thực tế thì nhiều nhân sự lao động hiện nay không đáp ứng được yêu cầu này (Ảnh minh họa)

Công việc nguy hiểm và vất vả

Công việc ngành Xây dựng thường yêu cầu người lao động phải làm việc ngoài trời, trong môi trường khắc nghiệt, có sức khỏe tốt để nâng, di chuyển và sắp xếp các tấm vật liệu nặng, đặc biệt có nguy cơ tai nạn lao động cao.

Áp lực về thời gian

Nhiều dự án trong ngành Xây dựng thường đòi hỏi phải hoàn thành trong thời gian ngắn để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, người lao động cần phải làm việc nhanh chóng nhưng nhưng phải đảm bảo kịp tiến độ xây dựng

Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Xây dựng

Ngành nghề nào cũng đều có hai mặt tốt và xấu. Tuy thực trạng ngành nghề có nhiều khó khăn nhưng bù lại mức thu nhập trung bình của ngành nghề này khá hấp dẫn nếu bạn là người chịu khó, cố gắng và ham học hỏi trong công việc. Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp ngành Xây dựng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Dưới đây là một số các công việc mà sinh viên ngành Xây dựng có thể tham khảo theo đuổi:

– Kiến trúc sư

– Kỹ sư xây dựng

– Kỹ sư vật liệu

– Chuyên viên tư vấn kỹ thuật

– Kỹ sư địa kỹ thuật

– Quản lý dự án xây dựng

– Kỹ sư môi trường nước

– Cán bộ/ Chuyên viên tại các cơ quan nhà nước như Bộ Xây dựng, Sơ Xây dựng hay các ban, ngành,…

– Giảng viên, nghiên cứu sinh giảng dạy các bộ môn về ngành Xây dựng tại các trường đại học, cao đặng , cơ sở đào tạo khác.

Để thành công trong ngành Xây dựng, sinh viên cần phải làm gì?

Để thành công trong ngành Xây dựng, sinh viên cần có kiến thức và kinh nghiệm về các quy trình xây dựng, vật liệu, công nghệ và các yếu tố khác liên quan đến xây dựng. Ngoài ra, họ cũng cần có khả năng quản lý thời gian và tài chính, đặc biệt khi làm việc trên các công trình lớn.

Để thành công trong ngành Xây dựng, sinh viên cần phải làm gì
Để thành công trong ngành Xây dựng, sinh viên cần có kiến thức và kinh nghiệm về các quy trình xây dựng, vật liệu, công nghệ và các yếu tố khác liên quan đến xây dựng (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, sinh viên cũng nên có khả năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề. Trong ngành Xây dựng, các công việc luôn đòi hỏi tính linh hoạt và khả năng thích nghi để xử lý các tình huống khác nhau. Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng nhất vẫn là sự đam mê và ham học, khả năng liên tục nâng cao kỹ năng và kiến thức để theo kịp xu hướng ngành Xây dựng trên thế giới.

*ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE TẠI =>> https://duytan.edu.vn/tuyen-sinh/Page/Home.aspx

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi về tình hình việc làm ngành xây dựng và các cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành này ngày nay. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu về các công trình xây dựng cũng ngày càng tăng. Điều này tạo ra cơ hội việc làm rất lớn cho sinh viên ngành Xây dựng.