Tuyển sinh, tin tức nổi bật
Vì sao khối ngành Xây dựng lại khan hiếm nhân lực?
Tình trạng khan hiếm nhân lực ở khối ngành Xây dựng ngày càng nhiều, điều này gây nên bài toán khó cho các nhà thầu hiện nay mặc dù tin đăng tuyển kỹ sư xây dựng được trải rộng ở khắp mọi miền đất nước. Vậy thì vì sao khối ngành Xây dựng lại khan hiếm nhân lực? Cùng mình tìm câu giải đáp ở bài viết dưới đây bạn nhé!
Tình trạng thiếu lao động ngành Xây dựng lành nghề
Ngành Xây dựng là ngành nghề được biết đến với mức độ kiên trì và chịu khó; yêu cầu để có thể làm việc trong ngành nghề này khá cao khiến cho ngành học này được ít bạn trẻ hiện nay quan tâm và đặt bút đăng ký lựa chọn ngành học này mỗi khi đến mùa tuyển sinh. Điều này gây ra tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề và vững chuyên môn trong xây dựng.
Do nguồn nhân lực không đáp ứng đủ nên một số doanh nghiệp buộc phải thuê những kỹ sư có kỹ năng thấp hơn để đáp ứng nhu cầu xây dựng cho nhiều dự án khác nhau. Đây thực sự là điều khiến nhiều nhà thầu “đỏ mắt” tìm kiếm nhân sự xây dựng và phải đưa ra giải pháp tối ưu để giải quyết những vấn đề nan giải này.
=> Đọc thêm: Học Xây dựng tại Đại học Duy Tân để trở thành những Kỹ sư tài năng
Hơn nữa, với điều kiện môi trường làm việc ngoài trời đòi hỏi lực lượng lao động phải ở công trường nhiều hơn thời điểm bình thường hoặc tăng ca. Nhưng điều này đôi khi lại bất khả thi vì không phải kỹ sư nào cũng đủ điều kiện để đáp ứng nhiệm vụ này trong khi việc tuyển dụng thêm lao động ngành xây dựng rất khó khăn.
Cơ hội mở rộng nghề nghiệp ngành Xây dựng
May mắn thay, hiện nay nhiều nhà thầu nắm bắt được tâm lý của ứng viên ngành Xây dựng nên đã đưa ra hàng loạt mức lương hấp dẫn cũng như những chính sách thưởng, mức hoa hồng nhằm thu hút nhân tài giỏi.
Một số nghề nghiệp ngành Xây dựng dễ tìm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp như:
– Kỹ sư vật liệu xây dựng
– Kỹ sư kết cấu công trình
– Kỹ thuật môi trường/Kỹ thuật môi trường nước
– Kỹ sư địa kỹ thuật
– Kỹ sư xây dựng công trình công cộng như giao thông, đô thị,…
– Quản lý dự án xây dựng
– Chủ thầu các dự án xây dựng
– Cán bộ/Chuyên viên tại các cơ quan nhà nước như Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng,…
– Nghiên cứu sinh, giảng dạy các bộ môn về ngành Xây dựng tại trường đại học, cao đẳng, cơ sở giảng dạy khác.
Để có công việc tốt ngành Xây dựng cần chuẩn bị những gì?
– Trau dồi trình độ ngoại ngữ
– Biết đọc bản vẽ
– Biết tính toán, phân tích các thông số kỹ thuật thiết kế công trình trong dự án
– Biết sử dụng máy tính
– Phải biết vẽ và sử dụng các phần mềm đồ họa và công cụ vẽ
– Phải biết ước tính số lượng và chi phí vật tư, thiết bị hoặc nhân công
– Biết lập hồ sơ dự án thầu, lập giá thầu, hồ sơ quyết toán,…
Lời kết
Mặc dù được dự đoán tiếp tục thiếu hụt nguồn nhân lực nhưng sự thiếu hụt này cũng mang đến cho ngành nghề này những cơ hội lớn. Mà đây cũng chính là “thời điểm vàng” cho những bạn sinh viên vừa tốt nghiệp. Với tỷ lệ 100% sinh viên có công việc ổn định sau khi ra trường, ngành Xây dựng ĐH Duy Tân tự hào là địa chỉ đáng tin cậy đào tạo ngành học thú vị này tại Đà Nẵng.