Kiến thức kỹ năng
5 điều hiểu nhầm phổ biến về ngành Xây dựng – Bạn có biết?
Có rất nhiều định kiến và quan niệm sai lầm khi nhắc đến ngành Xây dựng, mặc dù đây là ngành công nghiệp lớn và quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta. Dưới đây là 5 điều hiểu nhầm phổ biến về ngành Xây dựng. Cùng nhau tìm hiểu ở bài viết dưới đây bạn nhé!
-
Xây dựng là ngành nghề quá nguy hiểm
Nói đến ngành Xây dựng, ai cũng nghĩ đến hình ảnh các kỹ sư xây dựng ở ngoài công trường suốt cả ngày và phải tiếp xúc trực tiếp với các công cụ và máy móc hạng nặng, nhiều khói bụi, mảnh vỡ, vật nặng nguy hiểm. Nhưng sự thật, để có thể làm việc trong ngành xây dựng, người sử dụng lao động và người lao động phải đảm bảo quy định về an toàn cũng như các tiêu chuẩn mà Bộ Xây dựng yêu cầu.
Hơn thế, các kỹ sư xây dựng phải được đảm bảo tất cả quy định về quần áo bảo hộ thích hợp, sức khỏe, cách vận hành máy móc cẩn thận,…để có thể hoàn thành công việc một cách an toàn và giảm thiểu rủi ro trong khi đang thực hiện các công trình, dự án. Ngoài ra, họ thường xuyên được huấn luyện để đảm bảo họ luôn tuân thủ các quy tắc và hướng dẫn nghiêm ngặt trong lao động.
-
Xây dựng là một công việc bế tắc, không có tương lai
Nhiều người cho rằng công việc xây dựng là một công việc đi vào “ngõ cụt” và không có tương lai. Nhưng nếu bạn làm việc chăm chỉ và có niềm đam mê với ngành nghề này, cánh cổng thành công trong sự nghiệp này sẽ luôn “chào đón’’ bạn.
Đọc thêm: Học Xây dựng tại Đại học Duy Tân để trở thành những Kỹ sư tài năng
Đặc biệt hơn, theo các thống kê về mức thu nhập của các ngành nghề, ngành Xây dựng luôn nằm trong TOP nghề nghiệp có mức thu nhập cao. Hiện nay, có rất nhiều dự án được đầu tư trong nước và cả vốn ngoài nước; chính vì thế, nghề nghiệp xây dựng luôn được nhiều bạn trẻ ưa chuộng và mong muốn lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng.
-
Ngành Xây dựng không dành cho con gái
“Là con gái có học ngành Xây dựng được không?” – đây luôn là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều bạn nữ hiện nay. Mặc dù ngành công nghiệp này có thể chủ yếu là nam giới nhưng điều đó không có nghĩa là nữ giới không theo đuổi được. Thực tế thì ngay cả nam giới và nữ giới được trau dồi vốn kiến thức chuyên sâu và được đào tạo bài bản giống nhau thì đều làm việc như những chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, được trả lương và đặc biệt được kính trọng như nhau.
-
Kỹ sư Xây dựng không sáng tạo, logic
Xây dựng là ngành học đòi hỏi khả năng “học một biết mười”. Họ là những người vừa phải sáng tạo trong việc thiết kế vừa suy nghĩ tính toán, ước tính các dự án công trình nhằm đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả trong quá trình thi công. Những kỹ sư ngành Xây dựng phải được đào tạo và có tay nghề cao để có thể ứng dụng các kiến thức lý thuyết đi đôi với thực hành.
-
Nghề Xây dựng không có cơ hội thăng tiến
Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm về ngành học đầy thú vị này. Từ vị trí nhân viên, bạn có thể thăng tiến lên quán lý, giám đốc thậm chí bạn có thể bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh cho riêng mình. Tất cả đều nằm ở thái độ của bạn ra sao đối với ngành học này. Không phải chỉ trong vòng một hoặc hai tuần bạn có thể thăng tiến mà ở đây chính là sự nỗ lực, chăm chỉ, cố gắng học hỏi và tìm tòi mọi điều hay xung quanh – đây là bệ đỡ xuất phát giúp bạn nhanh chóng đạt được thành công trên con đường sự nghiệp của mình.
Hi vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn khách quan và thay đổi quan niệm của mình về ngành học đầy thách thức và năng động này nhé. Nếu bạn yêu thích ngành học này, hãy để ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp chuẩn CSU do Đại học Duy Tân ký kết hợp tác với California State University tiếp nhận và đào tạo chuẩn xây dựng quốc tế. Chúc bạn sớm đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân mình nhé!