Hướng nghiệp tương lai
Ngành Kiến trúc Công trình là gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?
Mật độ tìm kiếm thông tin về ngành Kiến trúc, đặc biệt là ngành Kiến trúc Công trình chưa bao giờ “hạ nhiệt” trên mạng xã hội ngày nay. Vậy thì “ Ngành Kiến trúc Công trình là gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?” mà lại thu hút giới trẻ hiện nay lựa chọn để gửi gắm niềm đam mê cho sự nghiệp của mình trong tương lai? Hãy cùng mình tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Ngành Kiến trúc Công trình là gì?
Chắc hẳn nhiều bạn đã hiểu rõ kiến trúc là gì, tuy nhiên, khái niệm kiến trúc công trình là gì vẫn là một định nghĩa khá mơ hồ đối với nhiều bạn khi bắt gặp ngành học này ở một số trường. Chính vì thế, việc hiểu bản chất cụ thể của một ngành học giúp bạn có thế hiểu “sâu” và học tốt ngành học này nếu bạn dự tính theo đuổi học tập trong mùa tuyển sinh 2022.
Cụ thể, ngành Kiến trúc Công trình xuất phát từ những nhu cầu của con người trong cuộc sống hàng ngày. Từ các công trình với quy mô nhỏ như nhà ở, trường học, công ty, đến lớn như danh lam thắng cảnh, giải trí, trung tâm mua sắm, bệnh viện,…tất cả đều cần đến một kiến trúc sư công trình. Nhiệm vụ của các kiến trúc sư sẽ thiết kế tác phẩm hoàn chỉnh bằng cách tạo nên nhiều bản vẽ khác nhau và chăm chút thận trọng, tỉ mỉ đến từng chi tiết để tránh sai sót trong thiết kế trước khi đưa cho các kỹ sư xây dựng tính toán kết cấu và thi công dự án.
Nhằm đáp ứng cho xã hội những kiến trúc sư công trình chất lượng trong lĩnh vực kiến trúc, Đại học Duy Tân đã chính thức ký kết hợp tác đào tạo với Đại học California State University Fullerton (ĐH CSU) – 1 trong 10 trường đại học hàng đầu bờ Tây nước My về lĩnh vực Xây dựng và Kiến trúc đào tạo ngành Kiến trúc Công trình chuẩn CSU. Đây cũng là có thể xem là ngành học Tiên tiến và Quốc tế đầu tiên ở miền Trung từ những năm 2011.
Sinh viên ngành Kiến trúc Công trình CSU học gì?
Theo học chương trình chuẩn quốc tế đến từ ĐH CSU, sinh viên sẽ được học và trải nghiệm chương trình độc đáo và thú vị theo phương pháp “Học thông qua thực hành”. Về cơ bản, phương pháp này được chia làm 4 giai đoạn: Kinh nghiệm – Quan sát và suy ngẫm – Hình thành kiến thức & tổng quát hóa – Áp dụng kiến thức vào thực tế.
Ưu thế vượt trội khác biệt của ngành Kiến trúc Công trình CSU so với các chương trình chính quy và không chính quy hiện có ở Việt Nam đó là
– Sinh viên sẽ được trau dồi một lượng lớn vốn tiếng anh với 2 năm đầu học bằng song ngữ và trong 3 năm sau học hoàn toàn bằng tiếng anh. Đạt chuẩn tiếng Anh sẽ giúp sinh viên dễ dàng làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài.
– Nắm vững từ 19 đến 21 chứng chỉ môn học được chính ĐH Bang California cấp bằng. Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên sẽ có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận với công ty thiết kế hay các dự án lớn trong và ngoài nước trong lĩnh vực kiến trúc.
– Trong suốt quá trình học, sinh viên sẽ được đào tạo bài bản kiến thức chuyên môn vững vàng từ đơn giản đến phức tạp như lên ý tưởng, thiết kế, sáng tạo, tích hợp kết cấu, vật liệu,…đến từ đội ngũ giáo sư, tiến sĩ của nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới đang công tác tại Duy Tân.
– Được đào tạo chuẩn đầu ra kỹ năng chuyên nghiệp để phục vụ cho công việc như: khả năng thực hành độc lập và làm việc theo nhóm, tư duy phác thảo đến triển khai ý tưởng nhanh chóng, khả năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, thảo luận, kỹ năng tin học, ngoại ngữ,…
Ngành Kiến trúc Công trình ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành Kiến trúc Công trình, sinh viên có thể đảm nhiệm công việc ở những vị trí như thiết kế kiến trúc, giám sát thiết kế kiến trúc tại công trình xây dựng, tư vấn thiết kế kiến trúc, thiết kế đồ họa,…tại các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước, công ty thiết kế, đơn vị quản lý đô thị Nhà nước.
Hiện nay, tuyển dụng ngành Kiến trúc Công trình từ các doanh nghiệp, công ty uy tín tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung không ngừng tăng cao. Do đó, để cho mình phù hợp với những điều kiện của đơn vị tuyển dụng và có mức thu nhập hậu hĩnh, bạn nên chuẩn bị tốt về kiến thức cũng như kỹ năng cần có của một kiến trúc sư ngay khi còn là sinh viên. Chúc bạn sớm thành công nhé!
Pingback: Nhu cầu tuyển dụng ngành Kiến trúc Công trình